Thiết kế hệ thống loa âm trần Top nhưng lựa sử dụng nhiều nhất
Ngày nay việc sử dụng âm thanh trong không gian phòng không còn xa lạ đến mọi người. Việc sử dụng loa âm trần sẽ giúp các bạn tối ưu trong không gian và giúp tăng sự đẹp mặt trong thiết kế. Vậy thiết kế hệ thống loa âm trần như nào để có thể tối ưu và đẹp mắt nhất. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải thích được thiết kế hệ thống loa âm trần và Top sản phẩm sử dụng nhiều nhất.
Hệ thống loa âm trần là giải pháp âm thanh hiệu quả nhất và dễ dàng sử dụng lắp đặt nhất, được sử dụng trong mọi hoạt động, từ công việc đến giải trí,… Đến cả những tòa nhà hay nhà xưởng cũng được thiết kế hệ thông loa âm trần giúp cho thông báo hay báo cháy, hoặc cảnh báo.

Thiết kế hệ thống loa âm trần
Đầu tiên chúng ta lên biết qua về hệ thống loa âm trần:
Hệ thống loa âm trần
Hệ thống loa âm trần là một hệ thống gồm nhiều âm thanh kết hợp với nhau giúp cho nhiêu mục đích, tùy vào mục đích sử dụng mà trong thiết kế hệ thống loa âm trần sẽ có từng thiết bị khác nhau. Được sử dụng trong gia đình là nhiều nhất vì đáp ứng cho như cầu nghe nhạc trong gia đình và thiết kế không quá cầu kì, dễ lắp đặt .
Hiện nay do được cải tiến và tích hợp nhiều đặc điểm nổi trội mang đến sự tiện lợi vô cùng cho người sử dụng ví dụ như loa âm trần tích hợp sẵn kết nối không dây, bluetooth. Về chất lượng âm thanh thì không thua kém nhiều sản phẩm dòng loa khác là mấy vì đã được cải tiến lên nhiều giúp âm thanh phát ra chuyên nghiệp.

Thiết bị của hệ thống loa âm trần
Thiết bị trong thiết kế hệ thống loa âm trần rất đơn giản như gồm 3 thiết bị chính và có thể thêm một số các thiết bị tối thiểu cơ bản nhất là Loa âm trần, amply, micro.
- Loa âm trần: thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống. Chúng có vai trò là thiết bị cuống cùng trong phát âm thanh đến tai người nghe. Loa âm trần thường nhận tín hiệu từ amply hoặc trực tiếp từ nguồn âm thanh tuỳ theo thiết kế của hệ thống và đặc điểm của sản phẩm. Tùy vào diện tích của phòng và vị trí lắp đặt sẽ tính ra được số lượng loa sao cho phù hợp.
- Amply thường dựa theo số lượng loa và công suất 1 loa để chọn amply có công suất phù hợp để hệ thống loa âm trần hoạt động được. Amply là một thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh từ nguồn đầu vào sau đó xử lý và đưa ra loa.
- Micro: Thường được sử dụng với các hệ thống loa âm trần phục vụ cho thông báo. Chúng thu tín hiệu âm thanh từ người nói rồi chuyển đến amply xử lý để đưa ra loa. Thường sử dụng nhất là các dòng micro cổ ngỗng.
- Các thiết bị khác : Có rất nhiều thiết bị nhưng ở đây chúng tôi đề cập chính là không phải hệ thống loa âm trần nào cũng cần sử dụng thiết bị này. Tuy nhiên với những hệ thống cần phân vùng như nhà xưởng, văn phòng, chung cư thì khi muốn thông báo hay phát nhạc riêng từng vùng thì cần dùng tới thiết bị chọn vùng.

Ngoài những thiết bị trên thì khi thiết kế hệ thống loa âm trần thì cần sử dụng thêm một số phụ kiện khác như: dây nối, chiết áp, bộ hẹn giờ (nhà xưởng trường học hay dùng),… Dù chỉ là những chi tiết rất nhỏ nhưng chúng cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của hệ thống. Đặc biệt là dây nối. Để đảm bảo tín hiệu được tốt và ổn định thì dây nối trong hệ thống bạn cần sử dụng dây âm thanh loại xịn.
Tiêu chí để thiết kế hệ thống loa âm trần
Để có được không gian đẹp âm thanh hòa trộn đều chất lượng đạt kết quả cao thì khi thiết kế hệ thống loa âm trần cần những các tiếu chí:
- Về các tiêu chí để đánh giá về các chất lượng trong sản phẩm loa amply và micro.
- Về độ bền của hệ thống loa âm trần.
- Giá cả của các sản phẩm
- Không gian lắp đặt.

Lưu ý thiết kế hệ thống loa âm trần
Khi thiết kế hệ thống loa âm trần chúng ta cần nắm dõ được các yếu tố chính như diện tích phòng, không gian cần lắp đặt, khoảng cách lắp đặt,… và đặc biệt nhu cầu sử dụng cho việc gì từ đó chúng ta sẽ có nhưng lựa chọn phù hợp khi thiết kế hệ thống loa âm trần.
Diện tích sử dụng cũng là yếu tố khác quan trọng vì diện tích sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số loa âm trần có công suất là bao nhiêu, theo tiêu chuẩn cơ bản thì số diện tích nhỏ hơn bằng số công suất của loa. Và cũng còn tùy thuộc vào khong gian phòng của bạn, nếu khu vực lắp đặt thiết kế hệ thống loa âm trần ngoài trời thì bạn cần phải sử dụng loa có công suất lớn.
Về loa âm trần có rất nhiều công suất khác nhau từ 6W, 12W, 15W, 24W, 30W,… Do vậy khi lựa chọn bạn sẽ rất khó lựa chọn được bạn nên sử dụng loa âm trần với công suất bao nhiêu là đủ.
Cần sử dụng số lượng như nào là đủ và với công suất là bao nhiêu? Tùy thuộc vào không gian diện tích khu vực bạn lắp đặt để có thể tính ra ví dụ như là 200m2 và sử dụng loa 30W thì chúng ta sẽ dùng 7 con để thiết kế hệ thống loa âm trần.
Việc quan trọng không kém là khi chúng ta lắp đặt thiết kế hệ thống loa âm trần cần phải chú ý đến việc tránh để loa sát tường đối với không gian nhỏ từ 5-10m2 thì chỉ cần 1 loa để chính giữa phòng.
Việc lựa chọn amply phục thuộc vào công suất loa do đó bạn cần chọn Amply có công suất lớn hơn so với tổng công suất của loa. Nếu bạn lựa chọn Amply có công suất nhỏ hơn hoặc bằng so với tổng công suất của loa, khi hoạt động Amply sẽ bị đuối công suất và phải liên tục chịu tải cường độ cao do vậy sẽ làm cho Amply bị cháy và chất lượng âm thanh không được tốt.
Khi mua lên lựa chọn hãng nào? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng để bạn lựa cọn như xét về tất các yếu tố chúng tối khuyên bạn lên lựa chọn 2 thương hiệu là Bosch, TOA cả 2 đều có mức giá rẻ và chất lượng tốt.
Chọn đơn vị thiết kế hệ thống loa âm trần và mua sản phẩm là yếu tố quyết định sự thành công của bạn. Chúng tôi Lạc Việt Audio đã có nhiều lăm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực âm thanh , chúng tôi tự tin đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Cùng với những chuyên gia kỹ thuật sẽ giúp bạn không còn lo lắng gì trong việc thiết hệ thống loa âm trần và sử dụng.

Cách thiết kế hệ thống loa âm trần
Mỗi một không gian sẽ có những cách đấu nối và thiết kế một cách khác nhau, Dưới đây là cách đấu nói cơ bản cấu hình của một hệ thống cơ bản và các thiết kế hệ thống loa âm trần dựa vào từng mục đích.
Sơ đồ đấu nối cơ bản của hệ thống loa âm trần
Về cơ bản loa âm trần sẽ kết nối với amply, 2 cổng COM của loa âm trần và amply sẽ nối với nhau. Nếu muốn nối nhiều loa âm trần với nhau, ta chỉ đấu nối tiếp loa âm trần, cổng 10W vào từ amply sẽ nối ra cổng 10W của con loa âm trần phía sau. cứ như vậy các loa sẽ nối tiếp nhau và cùng phát ra âm thanh. Điểm các bạn cần chú ý khi nhìn sơ đồ đấu nối này đó là tổng công suất của loa âm trần sẽ nhỏ hơn công suất của amply nếu không loa âm trần sẽ bị cháy. Cách đấu dây loa âm trần cũng tương tự như vậy, các loa mắc nối tiếp với nhau.

Thiết kế hệ thống loa âm trần cho gia đình
Loa âm trần được sử dụng cho việc nghe nhạc ra đình. về cấu hình cơ bản của loa thường thì có :
- Nguồn nhạc: Nguồn nhạc là những thiết bị như điện thoại, tivi, máy tính, laptop, đầu quay, usb, thẻ nhớ … những thiết bị này sẽ cung cấp nguồn tín hiệu âm thanh để ta nghe nhạc
- Amply: Là thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh nhận được từ điện thoại, tivi …(nhận từ nguồn nhạc). Tất nhiên là ta cần phải có dây kết nối từ nguồn nhạc đến amply. Dây kết nối đó là dây AV, dây 3.5mm
- Loa âm trần: Là dòng loa chuyên để nghe nhạc, vì phục vụ cho nhu cầu thư giãn gia đình thì bạn lên chọn loa chất lượng và hay nhất.
- Micro: thường thì mục đích cho việc hát người ta thường sử dụng micro không dây.

Thiết kế hệ thống loa âm trần quán nhạc cafe nhà hàng,…
Hệ thống này mang lại việc sự thư giãn nghỉ ngơi và hội họp của quán cafe quán trà sữa nhà hàng khách sạn. Hệ thống thiết bị gồm có các thành phần cơ bản:
- Loa âm trần : Với mô hình kinh doanh quán cafe, trà sữa nhà hàng khách sạn thì bạn không cần phải sử dụng loa âm trần quá cao cấp. Bạn chỉ cần loa âm trần phát nhạc nền, phát nhạc du dương là ổn rồi.
- Dây loa : Đối với dây loa của hệ thống kinh doanh này thì bạn cũng không cần quá khắt khe về chất lượng của dây. Nhưng tốt nhất là dây chất liệu đồng kích thước 2×0,75mm là được
- Chiết áp âm thanh (nếu cần) : Chiết áp âm thanh là thiết bị điều chỉnh âm lượng của loa được gắn trực tiếp lên tường. Bạn có thể tưởng tượng nó chứ chiếc volume quạt trần vậy, có thể điều chỉnh to nhỏ tùy thích
- Amply : Với mô hình kinh doanh quán cafe, trà sữa có nhiều phòng, nhiều khu vực khác nhau thì bạn còn có thể lựa chọn amply chia nhiều vùng để dễ dàng tắt bật, vặn to nhỏ âm thanh.
- Nguồn nhạc : Bạn có thể phát nhạc từ USB, điện thoại, máy tính, thẻ nhớ …
- Micro: thường thì mục đích cho việc hát người ta thường sử dụng micro không dây.

Thiết kế hệ thống loa âm trần phòng học ngân hàng bệnh viện,..
Nơi đây là những nơi có phòng rộng hoặc mật độ tiếng ồn cao khiến cho việc cần sử dụng loa âm trần khá hợp lý. Về cơ bản thì hệ thống gồm có:
- Micro : Micro là thiết bị giành cho giảng viên mục đích là để thu âm và khuếch đại giọng nói lớn hơn để tất cả học sinh đều nghe thấy. Micro có nhiều loại để bạn sử dụng phù hợp với quá trình giảng dạy của giáo viên. Đó chính là micro có dây, micro không dây, micro cổ ngỗng.
- Dây kết nối máy tính, laptop : Với hệ thống âm thanh phục vụ giảng dạy thì phải có dây tín hiệu này để kết nối với máy tính, laptop của giáo viên phục vụ công tác giảng dạy.
- Amply nhận tín hiệu từ micro và xử lý tín hiệu đó, tiếp đến là khuếch đại tín hiệu âm thanh đó ra loa để cả lớp học đều nghe rõ.
- Dây loa : Dây loa lựa chọn sử dụng cho hệ thống âm thanh lớp học là dây loa chuyên dụng chất liệu đồng, kích thước 2×0.75mm là ổn.
- Loa âm trần : Với âm thanh phòng học thì cần sử dụng loa có âm thanh to, rõ ràng dễ nghe. Nên lựa chọn loa tập trung vào dải trung nhiều, độ bền cao để sử dụng hiệu quả, ổn định nhất.

Thiết kế hệ thống loa âm trần ở hội trường
Hội trường là nơi họp hội thảo, hội nghị chuyên nghiệp hiện nay cũng lắp đặt hệ thống âm thanh chuyên nghiệp hết, để đảm bảo cuộc họp diễn ra thuận lợi, hiệu quả cao. Với những phòng họp đông người thì rất cần thiết có một hệ thống âm thanh để đạt được năng suất tốt nhất.
Với thiết kế một hệ thống âm thanh loa âm trần ở hội trường gồm :
- Loa âm trần : Với phòng họp hội thảo, hội nghị thì bạn có thể lựa chọn nhiều dòng loa như loa âm trần, loa hộp, loa cột. Quan trọng là mang lại hiệu quả và tính thẩm mỹ cao cho phòng họp đó. Loa âm trần cần phải có chất lượng âm thanh tốt, âm thanh to rõ ràng, dễ nghe.
- Dây loa : Bạn phải lựa chọn và sử dụng loại dây loa có bọc chống nhiễu tín hiệu để tín hiệu âm thanh được đảm bảo tốt nhất, âm thanh phát ra chuẩn nhất.
- Amply : Bạn cần phải chọn được amply có công suất và tính năng phù hợp với hệ thống loa. Amply tác động không nhỏ đến với chất lượng âm thanh phát ra.
- Dây tín hiệu : Một số dây tín hiệu bạn cần cho phòng họp đó chính là dây AV, dây kết nối với thiết bị hiệu chỉnh xử lý tín hiệu âm thanh.
- Vang số (nếu cần) : Đây là thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh giúp cho hạn chế tối đa hú rít, giúp cho âm thanh phát ra loa hay hơn, tiếng trong hơn, chất lượng hơn. Vị trí kết nối của vang số đó là : Bộ điều khiển trung tâm => vang số => amply
- Bộ điều khiển trung tâm (nếu cần) : Là thiết bị nhận tín hiệu từ tất cả micro mà bộ điều khiển trung tâm quản lý. Sau đó bộ điều khiển trung tâm sẽ truyền tải tín hiệu sang vang số và vang số tiếp tục xử lý tín hiệu đó.
- Micro (nếu cần) : Trong bộ micro hội thảo thì được chia làm 2 loại đó chính là micro đại biểu và micro chủ tọa. Chức năng của micro đại biểu đó chính là dành cho các đại biểu phát biểu. Chức năng của micro chủ tọa đó chính là dành cho chủ tọa người chủ trì buổi họp điều khiển, phát biểu. Trong cuộc họp micro chủ tọa có thể ngắt tất cả những micro đại biểu đang hoạt động.

Trên đây là một số thiết kế đã được sử dụng nhiều nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn về thiết kế hệ thống loa âm trần xin liên hệ với chúng tôi Lạc Việt Audio với nhiều lăm trong nghề cùng với đội ngũ chuyên ra sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng ổn định nhất. Mọi liện hệ qua số: 0982 655 355 hoặc đến trực tiếp: Số 8 M6A – TT6 (Đối diện số 1) Đặng Xuân Bảng – Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội để trực tiếp nghe tư vấn cũng như dùng thử sản phẩm.